Inrasara
Hoàng Thanh Hương, từ Lời cầu hôn của
rừng qua Mùa gió hát
Tập
thơ Lời cầu hôn của rừng của Hoàng Thanh Hương đoạt giải thưởng Hội Văn
học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2008. Đây là tập thơ vừa phải,
không có bài/ đoạn thơ nào có thể mang ra chê được; nhưng ở đó tuyệt không lộ
diện giọng riêng, độc đáo để có thể gọi là “làm lay động con tim người đọc” –
như lâu nay ta thường mong mỏi thế. Các đoạn thơ tình như:
Thả vào đêm nỗi buồn
… Nhưng càng
quên nỗi nhớ lại càng đầy.
Hay: Tháng bảy trời ngâu/ chẳng còn mong bầy chim
bắc cầu Ô thước/ … Tím rợp chiều cỏ đắng đồng xa thì sến hết chịu nổi! Mấy
bài như thế lẽ ra chỉ cần vài câu đã đủ, nhưng tác giả cứ kéo dài ra, kéo dài
đến chán ngắt! Thi thoảng ta bắt gặp bài thơ ngắn đọc được. “Hương” là ví dụ:
Thì
cứ mặc mùa mưa
Lê
thê kéo qua ngày chẵn lẻ
Mình
có hẹn ai đâu mà sợ trễ
Thèm
một bàn tay kéo cánh cửa gầy.
Hoặc
khi nhà thơ chịu rời bỏ sự quen tay dễ dãi, để ngẫu hứng ghi nhanh cảm nghĩ
thật của mình, không cần kì khu câu chữ, cho dẫu không “hay” nhưng thơ có một
điều gì đó dễ tìm thấy sự đồng cảm của người đọc:
Bất
giác nhớ lại
thuở
mẹ cha giật gấu vá vai
tất
bật sớm chiều đủ ngày hai bữa
cả
nhà xanh xao những ngày sau lũ
vậy
mà vui.
Bây
giờ ngồi xe hơi
ăn
cơm nhà hàng, uống rượu tây
ngủ
phòng lạnh, xúng xính áo quần hợp mốt
vậy
mà trống rỗng.
Nữa:
Hằng
ngày ta chăm chút cuộc sống của mình
bằng
những nụ cười
bằng
sự bằng lòng với những gì đang có
bằng
những sẻ chia có thể
bằng
tình yêu dành trọn vẹn cho người
và
thôi nghĩ về những thứ xa vời.
(“Bão đêm”)
Đơn
giản vậy thôi. Bởi dẫu sao qua đó ta mơ hồ nhìn thấy bóng dáng một giọng thơ. Hoàng
Thanh Hương với “Tượng mồ ngồi lặng câm/ Bóng chiều lay lắt. Và tượng
mồ ngồi nhớ/ nhớ một người hoá gió/ bay về đỉnh Chư Hdrung”. Cuối cùng là
Hoàng Thanh Hương trọn vẹn hơn với “Buôn xa”:
Buôn
xa
em
gùi gió mưa về
hoang
dại chiều ơi tóc nâu mắt nâu
gót
trần cỏ cứa
dã
quỳ tàn trong gió
thảng
thốt tiếng chim kêu bầy
thảng
thốt tiếng gió lạc
bên
tai vấn vít lời ướm hỏi
em
chưa muốn bắt anh về
gầm
sàn nhà em chưa đầy củi
áo
chăn em dệt chưa nhiều
em
chưa thuộc hết lời amí dạy
người
có thương em thì đợi.
Buôn
xa
khói
nhà sàn xòe hoa
khói
thơm mùi ngô non
khói
thơm mùi mía già
khói
giục bước chân em thoăn thoắt
tiếng
chiêng ngân nga
tiếng
chiêng gọi người đi xa
nhớ
kịp về mùa cơm mới.
Buôn
xa
gót
trần cỏ cứa
mưa
mù giăng giăng
em
gùi cả gió mưa về
chiều
ơi chiều hoang dại
ướt
cả vào giấc ngủ
tóc
nâu
mắt
nâu...
buôn
xa.
Rồi,
từ Lời cầu hôn của rừng bước sang Mùa gió hát, Hoàng Thanh Hương đã rất khác. Dù vẫn còn đó đề tài cũ: “Viết
ở khu nhà mồ”, “Krông Pa ngày tôi mơ” hay “Ia Pa mùa gió”… nhưng khi thi sĩ này
đối mặt với thế giới “phẳng”, nhận
nhiều tiện ích từ nó và chịu đựng bao nỗi nó mang lại, giọng thơ Hoàng Thanh
Hương trở nên chông chênh hơn, ẩn chứa nhiều bất trắc hơn. Ở đó, “buôn xa” thôi
còn là chốn cho những đứa con đi xa hoài nhớ, ngôi nhà không còn là nơi thanh
bình cho những linh hồn tha hương về trú ngụ. Khi “rừng thôi màu
thiên thanh/ đêm oi óc tiếng gió qua đồi trống”:
Làng
chỉ toàn người già
Ngồi
hoài tưởng
Thời
rừng xanh mênh mông
Đêm
mang tác, sói tru, côn trùng rả rích
Đêm
chiêng mừng cơm mới thâu canh
Đêm
cỏ êm môi em men say
Mùi
cỏ cháy mùi hồng hoang
…
Còn
lại gì sáng mai
Thời
gian nước xiết
Tôi
bíu vào đâu đêm nay?
(“Dấu hiệu”, Mùa gió hát)
Thi sĩ không biết bấu víu vào đâu. Khắp xung quanh trở
nên trống vắng, trồng vắng giữa thiên nhiên và hoang lạnh trong hồn người. Rừng
Tây Nguyên thôi còn là thiên đường của muông thú; đất Tây Nguyên bạt ngàn đã bị
sa mạc hóa; tình người ngày càng bị sa mạc hóa. Như cơn bão lửa vừa đi qua thổi
bay cây và lá, chim muông, hoang thú và những con sông, bỏ lại hàng ngàn ngôi
nhà trơ trốc, chỏng chơ. Tây Nguyên làm sa mạc nhanh, nhanh đến không kịp thở,
như thể muốn xua đuổi đứa con rừng núi cuối cùng còn sót lại rời bỏ buôn plây.
Đi, đi miết.
bây
giờ mùa khô
những
đứa con của làng rủ nhau ra phố
làng
nắng chang chang, làng mù bụi đỏ
cuối
ngày bên mé cửa
bỏng
ngực mẹ chờ, bỏng ngực anh...
(“Viết giữa mùa khô”, Mùa gió hát)
Từ
đó, nhà thơ làm lang thang. Và thơ đi hoang. Chính từ cuộc đi hoang này mà thơ
tình cờ bắt gặp bản thể của mình. Rằng thơ là sự thể bất định, bất định như
chính cuộc đời. Không lạ, khi ở Mùa gió hát, người đọc không còn đụng
phải những câu thơ “sến”, mấy tứ thơ nhàm cũ cùng bao bài thơ vừa phải - dễ
đọc, dễ cảm như ở Lời cầu hôn của rừng trước đó. Ở đây, người đọc khó
tính có thể nhặt ra bao nhiêu là hạt sạn. Thế nhưng chính những hạt sạn, mấy cú
vấp kia lóe lên hi vọng. Sự thể cho thấy Hoàng Thanh Hương đã dám từ bỏ mấy e
dè với an toàn đầy nhàm chán. Để bước đầu mở ra cuộc khai phá, khởi động lại những
bước đi đầu tiên của hành trình sáng tạo đích thực.
em - pha lê tâm hồn
ngây thơ những nghĩ suy nhân thế
muốn yêu thương là vũ khí
chống lại những nhỏ nhen, đố kị tầm
thường
em – đóa xuyến chi mọc ven đường
miên man tỏa hương, miên man hát
em – cô dế nhỏ dưới trăng
hát hoài bài ca tuổi thơ giấc mơ công
chúa
(“Miên man”, Mùa gió hát)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét