Đoàn cồng chiêng Gia Lai tham dự
“Lễ hội văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I”
Cuối tháng 9, Hoàng Thanh Hương được thủ trưởng Phan Xuân Vũ - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh tin tưởng giao nhiệm vụ đưa đoàn nghệ nhân cồng chiêng làng Hăng Ring thị trấn Chư Sê đại diện cho tỉnh Gia Lai tham gia “Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất năm 2011” nhân dịp lễ kỉ niệm 125 năm thành lập tỉnh Hòa Bình và 20 năm tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Trước ngày mình lên đường sếp trực tiếp của mình giám đốc trung tâm VHĐA&DL tỉnh Nguyễn Chi gọi lên dặn dò, động viên kỹ càng vì đây là nhiệm vụ được giao đầu tiên của mình từ hôm chuyển về cơ quan mới. Cùng đưa đoàn đi với mình có 3 anh của huyện Chư Sê: Anh Kpăh Păm – Phó phòng dân tộc huyện, anh Dự - Phó trưởng phòng VHTT huyện và anh Trung cán bộ phòng VHTT Chư Sê. 30 nghệ nhân cồng chiêng và 10 nghệ nhân múa của Gia Lai đã biểu diễn 3 tiết mục: Lễ mừng chiến thắng, lễ mừng lúa mới và lễ bỏ mả trong màn nghệ thuật trình tấu cồng chiêng tại lễ hội, phần thi trình diễn trang phục dân tộc 2 em Rơlan H’Lem 18 tuổi và Rơlan Lon 19 tuổi sẽ trình diễn trang phục lễ hội Jrai kết hợp với gùi. Từ ngày 1 đến ngày 3-10/2011 đoàn đã tham gia một số hoạt động khác như: hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát huy các gí trị văn hóa của không gian văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường ở Hòa Bình”, hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch, khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội, khai mạc trình bày hiện vật bảo tàng, hội trại văn hóa ẩm thực, dâng hương tại tượng đài Bác Hồ… đêm mồng 3-10 Lễ bế mạc đã diễn ra tại tiền sảnh Cung văn hóa tỉnh. Đoàn Gia Lai được đánh giá là đoàn có màn trình tấu cồng chiêng độc đáo và nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhân dân Hòa Bình và các tỉnh bạn. BTC đã trao giải đặc cách cho đoàn nghệ nhân công chiêng tỉnh Gia Lai và các tỉnh Sơn La, Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hóa và UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho đoàn vì đã tích cực tham gia vào lễ hội, ở phần thi trang phục nữ các dân tộc thiểu số, người đẹp Rơlan H’Lon số báo danh 14, 19 tuổi của Gia Lai đã lần lượt vượt qua hai vòng loại để tiến vào vòng chung khảo với 8 thí sinh của các huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Nội và đạt giải C. Trên đường trở về đoàn đã vào thủ đô Hà Nội thăm nhà sàn ao cá Bác Hồ, chùa Trấn Quốc, Hồ Tây. Các nghệ nhân còn tranh thủ mua sắm quà lưu niệm cho bạn bè người thân tại các điểm tham quan và thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như: cá sông Đà hấp lá chuối, xôi 7 màu, cơm lam, kem Tràng Tiền, sấu ngâm. Mọi người rất vui và tự hào vì được đem các giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình trình diễn giới thiệu với các dân tộc anh em Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, H’Mông… tại liên hoan lần này. Đây là một vài hình ảnh của chuyến đi này giới thiệu các bạn cùng xem.
Trước giờ trình diễn cồng chiêng VTV5 truyền trực tiếp
Rơlan Lon - giải C trang phục nữ dân tộc thiểu số
Với bạn quốc tế
Rơlan Lon - giải C trang phục nữ dân tộc thiểu số
Với bạn quốc tế
Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Mường - Hòa Bình
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình chụp hình lưu niệm với các đại biểu
Nhà trưng bày hiện vật Hòa Bình
Ẩm thực đất Mường
Thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình
Chuẩn bị diễu hành lễ khai mạc
Trình diễn cồng chiêng đường phố
Các người đẹp dự thi trang phục dân tộc
Hai sơn nữ Jrai - Gia Lai so tài
Tỉnh ủy Hòa Bình đãi tiệc tại Ap plaza
Trước giờ bế mạc
Bên lăng Bác Hồ 6h sáng
Thân thiết bên nhau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét